Trong buổi làm việc với Bộ KH & ĐT gần đây , Thủ Tướng nhấn mạnh vai trò của Bộ phải như KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ, còn bản thân Bộ trưởng hứa với Thủ tướng sẽ làm tốt nhiệm vụ để Bộ KH ĐT xứng đáng là BỘ CẢI CÁCH & PHÁT TRIỂN.
Với việc nhấn mạnh vai trò của Bộ như trên, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI ) hy vọng rằng Bộ sẽ nghiên cứu ban hành nhiều quyết sách kinh tế lớn cho nước nhà, tuy nhiên VAFI và giới kinh tế còn hoài nghi là liệu Bộ trưởng có khả năng lãnh đạo để Bộ tham mưu chính phủ có những quyết sách kinh tế tốt hay không ?
Nhìn vào hoạt động của Bộ trưởng và Bộ KHĐT trong mấy năm qua thì chưa thấy có quyết sách thật ấn tượng. Muốn trở thành Bộ Cải cách & Phát triển thì Bộ trưởng phải chứng minh và phải có những chính sách kinh tế ấn tượng .
Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được Bộ lấy ý kiến tham gia. Nếu nội dung Bản Dự thảo không được sửa đổi nhiều thì Bộ Luật mang tính khả thi thấp, ít mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế VN & cộng đồng doanh nghiệp đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu đòi hỏi nhiều giải pháp mạnh và thông minh cho nên nếu Luật DN Luật Đầu tư chỉ sửa đổi ít thì đang và sẽ tiếp tục là trở ngại lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, của cộng đồng doanh nghiệp.
VAFI đã có văn bản 908/VAFI ngày 11/03/2019 gửi Quí Bộ & các cơ quan liên quan góp ý vào Bản Dự thảo .
Tinh thần Luật Sửa Đổi, Bổ sung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư phải là tăng cường & tăng cường thu hút vốn và công nghệ cho nền kinh tế, cho cộng đồng doanh nghiệp và cho ngân sách nhà nước , bao gồm những kiến nghị cụ thể như sau :
1/Nhà đầu tư nước ngoài đến VN thành lập doanh nghiệp hay tham gia góp cổ phần đa số theo pháp luật VN thì coi là nhà đầu tư trong nước . Không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước .
2/ Phải xóa bỏ tư duy : cứ ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Cần phải hiểu rằng việc ban hành điều kiện kinh doanh hay điều kiện đầu tư là để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước chứ không phải là rào cản thu hút vốn và công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài .
Tại sao lại có tình trạng tiêu cực tham nhũng , quản lý yếu kém luôn luôn tồn tại tại khối DNNN ? Tại vì chính sách quản lý và người quản lý là không chuyên nghiệp và quá dễ dãi trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tại sao chúng ta không hoạch định và thực hiện cương quyết các chính sách tốt để cách thức quản lý khối DNNN hướng dần tới cách thức quản lý doanh nghiệp tư nhân. Với vai trò là nhà hoạch định chính sách quản lý DNNN thì Bộ trưởng Bộ KHĐT có trách nhiệm như thế nào? Vì vậy VAFI đề xuất giải pháp quyết liệt như sau: Khái niệm DNNN phải đổi mới ( là tiêu chuẩn và yêu cầu cho DNNN )
– DNNN phải là DN có cổ phần chi phối của NN, phải niêm yết chứng khoán, và thuộc Danh mục ngành nghề mà nhà nước cần nắm giữ chi phối.
– Chỉ còn ít loại hình DNNN cần nhà nước nắm giữ 100% vốn ;
– Tất cả DNNN khác , và Doanh nghiệp có cổ phần nhà nước không thuộc đối tượng trên thì phải thực hiện cổ phần hóa , thoái vốn và niêm yết chứng khoán.
– Các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Điều hành đại diện cho nhà nước để quản lỳ vốn và tài sản của nhân dân thì phải tuân thủ các yêu cầu của DNNN.Nếu không tuân thủ thì tự động mất tư cách đại diện mà không cần có Quyết định của cấp có thẩm quyền .
* VAFI phân tích thêm lợi ích to lớn từ các kiến nghị :
– Thông lệ quản trị doanh nghiệp tiên tiến nhất theo nguyên tắc “ Doanh nghiệp sinh ra ở đâu thì có quốc tịch ở đấy”, coi nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư trong nước & không có sự phân biệt đối xử thì sẽ kích thích dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư FDI & FII vào VN và vào các doanh nghiệp VN. Gia tăng mạnh nguồn vốn công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ kích thích mạnh đầu tư trong nước, từ đó kích thích thị trường chứng khoán phát triển lên 1 tầm cao mới. Việc sửa đổi chính sách này còn thu hút nhiều nhà đầu tư FDI nhỏ và vừa đầu tư vào khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Hiện nay có nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài nên nhiều doanh nghiệp khó khăn trong thu hút nhà đầu tư chiến lược cũng như thu hút vốn. Đây chính là hạn chế mà thị trường chứng khoán VN chưa thể nâng hạng được. Việc hạn chế như trên chỉ thiệt cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước mà thôi .
– Trong các năm qua nhu cầu vốn ngân sách để đầu tư phát triển là vô cùng lớn, chúng ta không thể mãi con đường đi vay nợ nhân dân, nợ nước ngoài với số nợ lớn để đầu tư phát triển vì rất rủi ro cho nền kinh tế . Thực ra chúng ta không thiếu vốn, đang có hàng trăm tỷ USD dưới dạng tài sản DNNN , cổ phần DNNN. Tại sao Chính phủ không triệt để khai thác nguồn vốn này ? Trong khi tình trạng tham nhũng quản lý yếu kém tại DNNN, cổ phần NN đang làm thất thoát, làm giảm giá trị tài sản nhà nước, đồng thời hàng năm nhà nước lại phải mất số tiền lớn cho lãi vay ? Cho nên phải nhanh chóng thực hiện tiến trình cổ phần hóa DNNN, thóai vốn DNNN và niêm yết chứng khoán.
Từ phân tích trên để thấy rằng soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật DN, Luật ĐT là nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ KHĐT trong năm 2019, nhưng không hiểu sự quan tâm của Bộ trưởng tới đâu ? Vì BT ít xuất hiện trước truyền thông nên không biết thông điệp nhiệm vụ BT trong năm 2019 là gì ? Là BT Bộ Cải cách &Phát triển, là Kiến Trúc sư trưởng của nền kinh tế, đồng thời là ĐBQH, VAFI thiết nghĩ BT nên tăng cường tiếp xúc Báo giới, với các Hiệp hội DN và cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe họ góp ý nhất là với Dự Luật nói trên. Nếu Bộ KHĐT làm tốt Bộ Luật nói trên thì bước đầu chứng minh vai trò như Kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế .