Gần 11 năm trước , VAFI có Đề xuất thành công về giải pháp Đưa lãi suất tiền gửi ngoại tệ về mức 0%/năm, và giờ đây VAFI khuyến nghị cần tạo lập hệ thống giải pháp để dần dần đưa lãi suất tiền gửi nội tệ về mức 0%/năm và VAFI tin tưởng rằng giải pháp này cũng sẽ thành công vang dội tạo bước ngoặt để đưa kinh tế VN sang giai đoạn phát triển mới ở thời kỳ đầu của 1 quốc gia phát triển.
Ngày 04/11/2010 VAFI có văn bản gửi Chính phủ, Ngân Hàng Nhà nước ( on dinh ty gia CV672 ngay 4.11.2010) đề xuất qui định mức trần tiền gửi ngoại tệ không quá 1/%/năm và sau này hướng tới lãi suất 0%/năm nhằm giải quyết các mục tiêu cấp bách và lâu dài như ổn định tỷ giá, giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, tạo cơ sở để tăng giá VND và hạ dần mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức rất cao.
Văn bản này được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang còn chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới , thâm hụt thương mại rất lớn lên tới hàng chục tỷ đô la mỗi năm , lãi suất huy động VND ở mức 14%/năm, lãi suất tiền gửi USD ở mức 5%-6%/năm, lạm phát cao, hệ thống các ngân hàng thương mại bị tổn thương nặng bởi khủng hoảng kinh tế, nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ và một số ngân hàng ở tình trạng giải thể , phá sản. Lúc đó có phong trào đầu cơ găm giữ ngoại tệ và hệ thống ngân hàng thương mại ở tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng khó khăn trong việc giúp doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu, dự trữ ngoại hối tại NHNN cạn kiệt và không đủ sức bình ổn thị trường. Để có ngoại tệ phục vụ nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp phải làm việc bất hợp pháp không mong muốn là mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen đem về ngân hàng thanh toán nhập khẩu…
Trước & sau khi Đề xuất được ban hành, rất nhiều ý kiến phản đối từ “ các học giả, chuyên gia kinh tế nổi tiếng và một số nhà hoặch định chính sách tại Ngân hàng nhà nước’’ ở 1 cuộc Hội thảo giao lưu giữa học giả, chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách tiền tệ và các nhà đầu tư tài chính. Các ý kiến phản đối như sau :
– Xâm phạm quyền tự do của người dân ;
– Việt Kiều rút vốn về nước và hệ thống ngân hàng càng thiếu ngoại tệ ;
– Các ngân hàng sẽ lách luật bằng cách thỏa thuận lãi suất ngầm cao hơn qui định ;
– Đề xuất không khả thi trong bối cảnh lúc đó, đề xuất của VAFI là điên, là ảo tưởng, là không hiểu chính sách tiền tệ.
Đê ra được văn bản này, VAFI đã cùng 1 số hội viên tại các ngân hàng thương mại nghiên cứu kỹ về tình hình cung cầu ngoại tệ, xác định chắc chắn rằng tuy thâm hụt thương mại ở mức cao nhưng VN vẫn ở tình trạng thặng dư cán cân thanh toán và nguyên nhân thiếu hụt ngoại tệ là do chưa có chính sách kiểm soát trần ngoại tệ tiền gửi dẫn đến tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ và chính vì vậy cần giải pháp khống chế tiền gửi ngoại tệ ở mức thấp sau đó đưa về mức 0% để làm mất đi tính hấp dẫn USD, tăng hấp dẫn VND, ổn định tỷ giá và sẽ dẫn tới phong trào bán USD chuyển sang VND.
Văn bản của VAFI được gửi rộng rãi tới các đơn vị NHNN, tới từng tay lãnh đạo và trong bối cảnh đó các vị lãnh đạo NHNN đang chịu sức ép rất lớn từ Chính Phủ, từ cộng đồng doanh nghiệp và cũng rất quan tâm đề xuất của VAFI và tại NHNN cũng có 2 quan điểm ủng hộ và phản đối nhưng bên phản đối không đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để bình ổn thị trường ngoại tệ và sau đó Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã tiếp thu và có bước đi khôn ngoan thận trọng ban đầu là khống chế tiền gửi ở mức 3%/năm, nếu thành công thì hạ dần và thực tế có 1 số đợt hạ dần để bây giờ chúng ta thừa hưởng lãi suất tiền gửi 0%/năm.
Phải nhìn nhận rằng nếu không đưa ra giải pháp khống chế tiền gửi ngoại tệ, để các ngân hàng thương mại tự quyết định lãi suất huy động thì có ổn định được tỷ giá không ? Không và không thể. Nếu bây giờ mà bãi bỏ chính sách kiểm soát này thì sẽ vô cùng khó khăn trong việc hạ thấp mặt bằng lãi suất VND.
Giải pháp của VAFI đã tạo 1 bước ngoặt trong chính sách ổn định tỷ giá, hạ thấp mặt bằng lãi suất huy động VND, chẳng những tình trạng thiếu hụt ngoại tệ thanh toán chấm dứt mà hệ thống NHTM dư thừa ngoại tệ dẫn tới NHNN có điều kiện tăng mua dự trữ trong nhiều năm nay.
Ngày 22/06/2011 VAFI có văn bản gửi Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đề xuất hệ thống giải pháp để đưa dần lãi suất VND về 0%/năm. Đề xuất có vẻ “sốc” được đông đảo công luận quan tâm và ngay lập tức có 1 số “ chuyên gia, học giả “ lên tiếng phản đối và cho rằng VAFI ảo tưởng, đưa đề xuất nguy hiểm cho thị trường tiền tệ và những ý kiến phản đối này có những nội dung như sau :
– Không thể hạ nhanh lãi suất xuống được trong bối cảnh lạm phát cao hiện nay ;
– Hạ mạnh lãi suất thì hệ thống ngân hàng thiếu tiền khi dòng tiền nhàn rỗi đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, kỹ thuật số, ngoại tệ… và như vậy làm mất ổn định thị trường tiền tệ ;
– Để người dân lao vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp đầy nguy hiểm và rủi ro;
– Hạ mạnh lãi suất gây lạm phát tăng cao….
Tất cả ý kiến phản biện đều có chung 1 điểm duy nhất quan liêu, là không đọc toàn bộ văn bản của VAFI khi trả lời câu hỏi của báo giới . VAFI không bao giờ có cách phản biện như vậy khi không biết đầy đủ nội dung kiến nghị.
Trong văn bản mới đây, VAFI nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay không còn dư địa để giảm lãi suất tiền gửi và không thể tiến hành hạ nhanh lãi suất tiền gửi nội tệ. Muốn tiến hành chúng ta phải ban hành 5 giải pháp và trong đó ban hành luật thuế tài sản để khóa kênh đầu cơ đất là điều kiện tiên quyết .
Sau khi có 5 giải pháp được ban hành, mới tiến hành thực hiện giảm lãi suất theo nhiều đợt với mục tiêu về 0%. Để có các văn bản như VAFI đề xuất thì thời gian tiến hành phải cần tới 2 năm nữa .
Tuy nhiên để thực hiện chiến lược ngân hàng thương mại phải huy động vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì phải có ưu đãi và sự bảo đảm để người dân đầu tư vào thị trường trái phiếu do hệ thống ngân hàng phát hành với lãi suất mục tiêu 2%/năm trong khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 0%/năm. Khoản đầu tư trái phiếu này phải an toàn như tiền gửi tiết kiệm. Tinh thần công văn như vậy chứ không phải khuyến nghị dân chúng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm tuyệt đối của nhà nước.
Văn bản của VAFI còn bao hàm 1 mục tiêu là kêu gọi các nhà hoạch đính chính sách tài chính tiền tệ phải có nỗ lực hội nhập, tại sao các nước trong khu vực họ làm được mà mình không làm được, mình còn thiếu điều kiện gì và cần ban hành giải pháp để đạt được mục tiêu.
Đề xuất đưa tiền gửi VND về 0% đã được nghiên cứu công phu từ lâu để xác định con đường mà các nhà hoạch định chính sách phải đi và VAFI tin tưởng rằng sẽ thành công vang dội. Chỉ cần Chính phủ ban hành các sắc thuế về chống đầu cơ nhà đất nhằm kiểm soát dòng tiền đi vào kênh này thì lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại đã dư thừa rất nhiều, tới thời điểm đó không cần can thiệp của NHNN thì lãi suất huy động đã giảm mạnh rổi.
VAFI đã ra đời và hoạt động được 16 năm, VAFI không phải là nhà tạo lập chính sách mà chỉ dùng uy tín của mình để tạo lập chính sách. VAFI không phải là tổ chức chỉ gồm các học giả viễn vông mà là các nhà đầu tư tài chính thực thụ, cảm nhận rõ nét từng chuyển động của thị trường tài chính , học hỏi kinh nghiệm quốc tế để khuyến nghị các cơ quan chính phủ banh hành chính sách. VAFI đã đóng góp cho kinh tế VN và thị trường tài chính hàng trăm giải pháp có giá trị và được chuyển đổi thành chính sách từ các cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ KHĐT…