Cần hướng dẫn cụ thể rõ ràng thế nào là nhà đầu tư trong nước – nước ngoài thế nào là Dự án đầu tư trong nước – nước ngoài ….

Nghiên cứu Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư (lần 14), Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) xin “ báo động” với Ông Bộ trưởng về 1 số vấn đề hết sức quan trọng (sẽ trình bày dưới đây) đã không được qui định, hướng dẫn tại bất kỳ Dự thảo Nghị định nào và cho bất kỳ lần Dự thảo nào , mặc dù vấn đề này đã được VAFI lo ngại cảnh báo sớm với các nhà soạn thảo Luật Đầu tư tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vào tháng 10/2005 ngay sau khi Luật Đầu tư được Quốc Hội thông qua .

  1. Về khái niệm “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”:

– Nhiều quy định của  Luật và Dự thảo Nghị định 14 được thiết kế xung quanh 02 nhóm chủ thể là “nhà đầu tư trong nước” và “nhà đầu tư nước ngoài” (về mở cửa thị trường, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, một số quyền và nghĩa vụ, thủ tục đầu tư…). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện chưa được xác định là thuộc nhóm nào trong 02 nhóm này nên không rõ cơ chế áp dụng cho họ sẽ thế nào?

– Nguy cơ: Khó khăn trong việc xác định cơ chế về thủ tục đâu tư, cơ chế đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện ….

– Giải pháp : sẽ được trình bày kỹ ở phần sau

  1. Về khái niệm và qui định của“Dự án đầu tư nước ngoài”, “Dự án đầu tư trong nước”

– Thủ tục đầu tư được áp dụng khác nhau giữa dự án đầu tư  nước ngoài và dự án đầu tư trong nước, và Luật chưa qui định 2 khái niệm này.

– Nguy cơ: Nếu không định nghĩa ở văn bản dưới Luật thì có thể có những cách hiểu sau :

+ Dự án của nhà đầu tư trong nước nhưng  lại huy động vốn đầu tư nước ngoài nên được hiểu là Dự án đầu tư nước ngoài ;

+ Dự án của nhà đầu tư nước ngoài nhưng huy động nguồn vốn trong nước nên được hiểu là dự án đầu tư trong nước ;

          + Trường hợp dự án  của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được xếp vào Dự án đầu tư trong nước hay dự án đầu tư nước ngoài ?

+ Theo tinh thần của Luật Đầu tư thì dự án đầu tư trong nước hay nước ngoài là thuộc về chủ đầu tư trong nước hay nước ngoài, tuy nhiên chưa rõ được dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thuộc nhóm nào ?

          – Giải pháp :

+ Cần qui định cụ thể về khái niệm “ Dự án đầu tư trong nước” và “Dự án đầu tư nước ngoài” tại Nghị định hướng dẫn;

+ Về dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần căn cứ vào tỷ lệ nắm giữ cổ phần đa số của nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài để phân định đâu là “ dự án đầu tư trong nước” và đâu là “ dự án đầu tư nước ngoài”, tuy nhiên cách thức phân loại thế nào ? Đây là 1 vấn đề không đơn giản :

 

a/ Có quan điểm cho rằng nếu nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ thì sẽ phân thành dự án đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, cách thức này sẽ không hợp lý ở chỗ :

> Các công ty cổ phần đại chúng, công ty niêm yết xuất phát từ doanh nghiệp Việt Nam, do người VN quản lý không thể xác định được tỷ lệ cổ phần chính xác của nhà đầu tư nước ngoài  trong ngắn hạn, trung hạn, vì chỉ cần 1 lượng giao dịch mua bán  nhỏ 5% giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể biến động từ 47% đến 52% và ngược lại. Tại thời điểm thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp niêm yết mới có 47% tỷ lệ cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, nhưng chỉ vài ngày, vài tuần thì tỷ lệ này lại vượt trên 51% và nguợc lại.

> Trong thời gian tới, khi tiến hành giao dịch chứng khoán qua mạng Internet thì sẽ có rất nhiều nhà đâu tư cá nhân nước ngoài mua bán cổ phân qua mạng, điều này càng khó xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp niêm yết.

> Nếu qui định theo tỷ lệ 51% thì chắc chắn là các doanh nghiệp niêm yết sẽ luôn luôn vô tình vi phạm pháp luật. Hiện nay đã có hàng trăm doanh nghiệp cổ phần hoá được các nhà đầu tư tài chính nước ngoài tham gia góp vốn và chỉ với mục đích đầu tư lấy lãi.

b/ Đề xuất nên căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (kinh doanh cùng ngành nghề với doanh nghiệp trong nước và trực tiếp quản lý doanh nghiệp) nắm giữ trên 51% vốn điều lệ để làm cơ sở phân loại dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài :

> Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài luôn có kế hoạch đầu tư lâu dài trong 1 doanh nghiệp và luôn tham gia trực tiếp quản lý doanh nghiệp – Đây là cơ sở hợp lý nhất

> Các nhà đầu tư tài chính và nhất là nhà đầu tư cá nhân thường có chu kỳ đầu tư ngắn hơn nhà đầu tư chiến lược và thường không tham gia điều hành doanh nghiệp, luôn dựa vào Ban quản lý của doanh nghiệp VN nên không thể xét yếu tố này.

3/ Về qui định “ Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ qui định” ( tại điểm 1 Điều 25)

– Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp liên doanh mà phía VN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ, các doanh nghiệp VN niêm yết trên thị trường chứng khoán mà có vốn đầu tư nước ngoài thì có bị hạn chế bởi qui định này hay không ? Nếu hạn chế thì sẽ rất thiệt thòi cho các doanh nghiệp VN và hạn chế sự phát triển của thị trường chứng khoán.

– Giải pháp : Cần qui định chỉ với những doanh nghiệp mà nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nắm gĩư trên 51% tổng số cổ phần mới bị hạn chế bởi qui định này .

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133