Đề cập chủ đề nêu trên, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI ) có ý kiến như sau :
1/ Từ khi CTCP đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam ( PVFI ) ra đời và hoạt động cho tới nay được hơn 9 năm nhưng Ban lãnh đạo PVFI đã vi phạm nặng về nghĩa vụ công bố thông tin của 1 công ty đại chúng :
– Không có bất kỳ 1 báo cáo tài chính Quí, báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính năm được công bố trên website của PVFI ;
– Kể từ thời điểm VAFI công bố PVFI cố tình bưng bít thông tin về tình hình hoạt động và tình hình tài chính cho đến nay được 40 ngày nhưng việc công bố ít được cải thiện, chỉ có thêm 1 số thông tin tại Đại hội cổ đông năm 2012 ;
– Không có báo cáo giải trình của ban lãnh đạo PVFI về tình hình kinh doanh, giải trình việc thua lỗ trong các năm 2012, 2013, 2014, 2015;
– Biên chế của PVFI khi thành lập khoảng 140 người và cho tới nay chỉ còn 5 người, không biết rằng PVFI có còn vốn hoạt động hay không để còn chia cho các cổ đông hay lại mất vốn đồng thời liên quan đến việc mất vốn của các bên khác ?
– Qua sự việc này có thể nhận định rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( PVN ) còn lỏng lẻo trong khâu quản lý vốn nhà nước và trong việc yêu cầu các đơn vị thành viên phải có chế động công bố thông tin đầy đủ theo qui định pháp luật ;
– Ủy Ban Chứng khoán nhà nước cần phải nhanh chóng vào cuộc, yêu cầu PVN và PVFI phải thực hiện chế độ công bố thông tin đầy đủ của 1 công ty đại chúng, để từ đó xác định những nguyên nhân làm cho PVFI phá sản;
– Qua phân tích trên, VAFI đặt vấn đề về qui trình bổ nhiệm nhân sự Sabeco :
+ Khi bổ nhiệm cán bộ, Bộ Công thương có xét tới tiêu chuẩn minh bạch của người được bổ nhiệm hay không ? Nếu người được bổ nhiệm mà không thực hiện minh bạch theo yêu cầu của pháp luật thì người đó thể hiện có đủ năng lực để bổ nhiệm chức vụ quản lý cao hơn nhiều hay chưa ?
+ Người đó có xứng đáng để làm lãnh đạo nòng cốt ở 1 Tập đoàn có qui mô lớn gấp hàng trăm lần PVFI hay không ?
2/Không có thông tin chi tiết về ứng viên Vũ Quang Hải :
– Trong tập tài liệu giới thiệu ông Võ Thanh Hà làm ứng viên HĐQT Sabeco được đăng tải trên trang Web của Sabeco , có tìm thấy Sơ yếu lý lịch ở dạng tóm tăt kèm theo chữ ký của ông Hà và xác nhận của Sabeco nhưng với trường hợp ứng viên Vũ Quang Hải thì không ?
– Chẳng nhẽ khi Chủ tịch HĐQT Phan Văn Tuất ký văn bản lấy ý kiến cổ đông mà lại không có lý lịch của ông Vũ Quang Hải ? Chỉ việc thiếu thông tin ứng viên không được đăng tải trên trang Web của Sabeco đã là sai luật rồi;
– Vì không có thông tin chi tiết về VQH, cho nên người ta không biết được VQH có phải là công chức nhà nước hay không ? Ai bổ nhiệm cho VQH lên hàm Phó Vụ trưởng ? VQH hiện có còn là thành viên BKS của Vinataba hay không ?
3/ Phân tích chi tiết về việc tổ chức bầu ông Võ Thanh Hà và VQH làm thành viên HĐQT Sabeco hoàn toàn sai Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 :
3.1/ Phân tích trường hợp bầu ông Vũ Quang Hải :
– Ngày 4/2/2015, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ký QĐ 1288/QĐ-BCT về việc điều động cán bộ công chức với nội dung Điều động ông VQH, Hàm Phó Vụ trưởng BCT đến nhận công tác tại Sabeco và đề cử tham gia HĐQT Sabeco ;
– Cũng trong ngày 4/2/1015, ông Phan Đăng Tuất, thời điểm đó là Chủ tịch HĐQT Sabeco ký thông báo chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến bằng văn bản với lý do bầu bổ sung thành viên HĐQT ;
– Sang ngày hôm sau ( 5/2/2015 ) , ông Tuất ký văn bản Phiếu lấy ý kiến cổ đông kèm theo tờ trình số 26/2015/TTr- HĐQT ngày 5/2/2015 giới thiệu ông VQH và đề nghị tất cả cổ đông bầu ông VQH làm thành viên HĐQT Sabeco, ở đây thể hiện sự mất dân chủ như sau :
+ Theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 thì HĐQT chỉ có nhiệm vụ tổ chức bầu bổ sung thành viên HĐQT sao cho công bằng, dân chủ và đúng Luật chứ hoàn toàn không có quyền giới thiệu 1 người nào đó làm ứng viên HĐQT ;
+ Khi ra thông báo họp ĐHCĐ để bầu bổ sung thành viên HĐQT, HĐQT phải đề nghị mọi nhóm cổ đông để cử đại diện của mình tham gia tranh cử nhưng HĐQT Sabeco đã không cho các cổ đông khác làm việc đó , ngay sau khi thông báo họp Đai hội cổ đông bất thường bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, họ gửi văn bản đề nghị cổ đông chỉ bầu ông VQH . ở đây xảy ra tình trạng “ Bộ cử người của Bộ và cổ đông chỉ có quyền bầu người của Bộ chứ không phải người khác ‘
– Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 không cho phép thực hiện việc bầu bổ sung thành viên HĐQT bằng phương thức lấy ý kiến bằng văn bản vì nó phi dân chủ, nó không công khai minh bạch Và nếu như tất nhiều công ty cổ phần thực hiện như vậy sẽ thủ tiêu quyền được bầu vào HĐQT của những nhóm cổ đông nhỏ ?
3.2. Phân tích trường hợp bầu ông Võ Thanh Hà : Tương tự như VQH
4/ VAFI đề nghị ông Võ Thanh Hà và Vũ Quang Hải phải thôi tư cách thành viên HĐQT Sabeco ngay lập tức :
– Trong văn bản ngày 22/6/2016, VAFI đã đưa ra 4 căn cứ pháp lý để chứng minh rằng ông VQH không đủ tiêu chuẩn làm thành viên HĐQT và chức danh PTGĐ của Sabeco, đồng thời cũng viện dẫn 1 căn cứ pháp lý để nói rằng ông Võ Thanh Hà chưa bao giờ là thành viên HĐQT Sabeco vì trình tự bổ nhiệm không theo đúng Luật Doanh nghiệp 2014 ;
– Không cần chờ ý kiến phán xét từ Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm thành viên HĐQT Sabeco, BCT cũng chỉ là 1 cổ đông nhưng BCT đã làm sai luật doanh nghiệp, HĐQT Sabeco đã làm sai luật nên ông Võ Thanh Hà và VQH không thể có tư cách là thành viên HĐQT, điều này có nghĩa rằng họ không được tham gia các cuộc họp HĐQT ;
– Các thành viên còn lại của Sabeco phải có nghĩa vụ chấp hành Luật Doanh nghiệp, không để người không có tư cách thành viên HĐQT hay Chủ tịch HĐQT tiếp tục điều hành doanh nghiệp. Các thành viên còn lại phải nhanh chóng bầu Chủ tịch HĐQT mới hoặc Ủy viên thường trực để điều hành hoạt động tại Sabeco ;
– Sau vụ việc này, VAFI hy vọng rằng Tân Bộ trưởng BCT phải lựa chọn người có năng lực và uy tín nhất tại SABECO đảm nhận các chức danh chủ chốt như Chủ tịch, Tổng giám đốc , không thể để những người không có năng lực, không có kinh nghiệm và thành tích về quản trị doanh nghiệp lại được ưu ái nắm những chức vụ quan trọng ;
– Cũng cần phải hiểu rằng, tài sản nhà nước là tài sản của nhân dân, VAFI cũng như mọi người dân có quyền đòi hỏi những người trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải là những người có năng lực thực sự , không thể chấp nhận người yếu kém về năng lực quản trị làm đại diện .
– UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước, giám sát việc thi hành pháp luật với các công ty đại chúng cần nhanh chóng vào cuộc, không thể để tình như trên kéo dài ./.