Tăng cường công tác quản trị DN tại các công ty đại chúng

Trong tình hình TTCK đang ảm đạm hiện nay, đã có nhiều giải pháp được đề cập và phần lớn các giải pháp này đều hướng tới chính sách vĩ mô của nhà nước, tuy nhiên nhìn dưới góc độ các nhà đầu tư tài chính thì về phía các công ty đại chúng và nhà đầu tư cần phải  tăng cuờng cải thiện quản trị doanh nghiệp để góp phần làm cho TTCKVN trở nên hấp dẫn hơn – Đây là 1 giải pháp cơ bản  mang tính định hướng lâu dài nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp & TTCKVN.

Nói về quản trị doanh nghiệp hiện đại thì đây là 1 phạm trù rộng. Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI )  bước đầu đưa ra 1 số giải pháp cơ bản để nhà đầu tư cùng các Ban quản lý doanh nghiệp xem xét và khuyến nghị nên áp dụng.

I/ Sau đây là các giải pháp :

1/ Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ( không thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng , chứng khoán ) hết sức hạn chế hoặc không nên đầu tư cổ phiếu chỉ nhằm mục đích kiếm lời từ các hoạt động tài chính :

– Trong vài năm gần đây, có tình trạng 1 bộ phận công ty công chúng, đối tượng chủ yếu  là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả tranh thủ thời cơ của tiến trình cổ phần hoá DNNN, có thực hiện đầu tư cổ phiếu và trong giai đoạn đầu thì những hoạt động đầu tư này đã mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của doanh nghiệp.

– Trong thời gian 1 năm gần đây, khi các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả gặp thời cơ huy động được vốn quá dễ dàng, nên xuất hiện tình trạng gia tăng các khoản đầu tư tài chính , tuy nhiên khi mặt bằng giá cổ phiếu ở mức cao hơn trước rất nhiều cộng với những diễn biến thất thường của TTCK thì khả năng đầu tư tài chính mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, 1 số doanh nghiệp đã kinh doanh tài chính không hiệu quả trong năm 2007.

– Vấn đề được đặt ra là cần hạn chế tới mức tối đa hoặc không nên tham gia đầu tư cổ phiếu vì :

+ Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Cần phải tập trung nguồn lực & thời gian vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là nhìn vào khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không phải ở hoạt động tài chính.

+ Nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp ( từ lợi nhuận và vốn huy động được ) nên tập trung đầu tư vào những dự án có tính khả thi cao, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng lâu dài .

– Trong khuyến nghị này không đề cập tới việc góp vốn mua cổ phần để hình thành những công ty con, công ty liên kết nhằm tạo nhiều lợi ích cho doanh nghiệp :

+ Việc góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết cần đảm bảo thu được nhiều lợi ích ngoài lợi ích mang lại lợi tức cổ phần.

+ Chẳng hạn việc góp vốn vào công ty liên kết phải đảm bảo tạo thị trường cho doanh nghiệp

+ Việc góp vốn vào công ty con để phát triển công ty mẹ đồng thời đảm bảo phân tán rủi ro……

– Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có những nguồn vốn tạm thời dư thừa, chưa xây dựng được dự án sản xuất kinh doanh mới thì có thể lựa chọn những công ty quản lý quỹ có uy tín để góp vốn vào các quỹ đầu tư – Bằng cách này sẽ thực hiện được chuyên nghiệp hoá trong lĩnh vực đầu tư tài chính, tránh hiện tượng phân bổ nguồn nhân lực, nguồn vốn vào những hoạt động không chuyên nghiệp.

2/ Việc tăng vốn điều lệ, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, việc xét duyệt các dự án đầu tư, việc lên kế hoạch thưởng tiền mặt cho người lao động là những vấn đề rất quan trọng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lòng tin của nhà đầu tư chứng khoán, cho nên những vấn đề quan trọng này không nên được biểu quyết bằng thư lấy ý kiến, mà nhất thiết phải được biểu quyết tại Hội nghị  ĐHCĐ:

– Những vấn đề biểu quyết như trên không có gì gấp lắm mà cần phải được các cổ đông có cơ hội phát biểu, bàn bạc kỹ lưỡng tại ĐHCĐ;

– Đối với các dự án đầu tư cần phải được nghiên cứu chuẩn bị công phu từ Ban giám đốc , sau đó được thuyết trình kỹ lưỡng tại ĐHCĐ để cho các cổ đông có dịp phản biện. Tránh tình trạng như hiện nay là có 1 số doanh nghiệp nhân việc huy động vốn dễ dàng đã để ra nhiều dự án mà có thể không tính tới tính khả thi cao hay khả năng quản trị các dự án sau khi đầu tư xong còn chưa chú trọng nhiều.

– Những vấn đề về huy động vốn và việc hình thành các dự án mới trong năm 2008 cần phải được làm chậm lại so với trước kia với mục đích là chuẩn bị nghiên cứu dự án cho kỹ lưỡng, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có thời gian chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng để quản trị dự án.

– Vấn đề phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động cũng phải được tính toán và bàn bạc kỹ lưỡng tại ĐHCĐ dựa trên các yếu tố :

+ Thành tích của Ban quản lý , HĐQT và người lao động ;

+ Có ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông hiện hữu hay không ? Nếu phát hành quá nhiều cổ phiếu ưu đãi cho người lao động mà làm ảnh hưởng quyền lợi cho cổ đông góp vốn thì cần phải chấm dứt.

+ Phải giải được bài toán cân bằng lợi ích trong quan hệ Ban Điều hành, HĐQT – người lao động – Cổ đông hiện hữu. và kết quả là tất cả các bên đều có lợi.

+ Đưa ra phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi hay kế hoăch thưởng tiền mặt phải là động lực để phát triển doanh nghiệp chứ không phải là hành động chụp giựt ngắn hạn, đồng thời  phải mang lại giá trị lợi ích gia tăng cho những nhà đầu tư.

– Đối với những doanh nghiệp công chúng mà có cổ phần nhà nước nắm đa số ( trên 40% ) thì việc thông qua biểu quyết những vấn đề nêu trên phải đạt tỷ lệ trên 85% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt tại ĐHCĐ.

3/ Khuyến nghị  các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở góp độ không chuyên nghiệp : 

– Khi các doanh nghiệp phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh vì vấn đề ô nhiễm môi trường hay phá bỏ trụ sở cũ để xây cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại căn hộ cho thuê ….thì hoạt động này ít chịu rủi ro vì doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua đất hay đền bù giải toả, hoạt động này nên khuyến khích vì làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp.

– Tuy nhiên trong tình hình giá bất động sản ở tình trạng bong bóng, nếu doanh nghiệp lao vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở góc độ không chuyên nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro đồng thời làm phân tán nguồn nhân lực nguồn vốn từ khâu hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Các doanh nghiệp chỉ bước vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi :

+ Đã có thành tích trước đó, đã tích luỹ được kinh nghiệm

+ Hoạt động bất động sản phải được chuyên nghiệp bằng việc hình thành công ty con hoặc 1 bộ phận chuyên trách chuyên về bất động sản.

4/ Khuyến nghị về tiêu chuẩn vật chất đối với thành viên HĐQT và BKS :

– Để ý trong thời gian qua, tại nhiều doanh nghiệp, có nhiều thành viên HĐQT, BKS nắm giữ rất ít cổ phiếu của chính công ty mình. Nắm giữ không nhiều lại hay bán cổ phiếu khi thị trường tăng nóng hay lạnh làm ảnh hưởng niềm tin của nhà đầu tư .

– Để tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với các thành viên HĐQT, BKS thì VAFI  khuyến nghị tiêu chuẩn vật chất đối với những đối tượng này nhằm tác động đến cộng đồng các nhà đầu tư và đòi hỏi tiêu chuẩn cao cho các thành viên HĐQT, đồng thời loại bỏ được những nhân vật yếu kém vê quản trị doanh nghiệp lại không có trách nhiệm trong công việc, hay lạm dụng sự thân quen đại diện cổ phần nhà nước để chui vào HĐQT và BKS hưởng lộc ở góc độ “ tay không bắt giặc “.

– Xin đề xuất tiêu chuẩn vật chất tối thiểu như sau :

Theo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tại doanh nghiệp Thành viên HĐQT nắm giữ CP trị giá Thành viên BKS nắm giữ CP trị giá
Dưới 10 tỷ 800 triệu

 

400 triệu
Từ 10 tỷ – 30 tỷ 1, 5 tỷ

 

600 triệu
Trên 30 tỷ trên 2 tỷ

 

             trên 1 tỷ

 

+ Mức tiêu chuẩn tối thiểu mà VAFI đưa ra so với nhiều doanh nghiệp thì không phải là mức lớn lắm, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với thực tế .

+ Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc phải là những nhân vật nắm giữ nhiều cổ phần hơn so với các thành viên HĐQT khác ( ở phương diện tài sản cá nhân ) và nên lấy ở hệ số trên 1,3 lần so với các thành viên HĐQT khác.

+ Trong trường hợp Chủ tịch HĐQT hay Tổng Giám đốc là đại diện phần vốn nhà nước và đều hoạt động chuyên trách tại doanh nghiệp thì những chức danh này nên nắm giữ trị giá cổ phần như Bảng trên.

– Khi định ra tiêu chuẩn vật chất đối với các thành viên HĐQT và BKS thì liệu có xảy ra hiện tượng ngăn cản những tài năng trẻ tuổi ứng cử vào Thành viên HĐQT hay không ?

+ Nếu đã là tài năng thì họ luôn có mức thu nhập cao trong nền kinh tế thị trường hiện nay ;

+ Đối với những người trẻ mới ra trường, có thể có khả năng là thành viên HĐQT, tuy nhiên cần kinh nghiệm tích luỹ hoặc khi cổ đông thiết lập tiêu chuẩn vật chất đối với thành viên HĐQT thì sẽ ngăn cản nhiều trường hợp lựa chọn không xứng đáng hoặc việc bầu cử sẽ phải chặt chẽ hơn.

– 1 vấn đề đặt ra nữa là trong 1 số doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả, thì có thể có 1 số thành viên HĐQT, BKS đương nhiệm chưa đủ khả năng kinh tế để sở hữu cổ phần theo những mức như trên :

+ Sẽ khuyến khích những người có vốn có trình độ mạnh dạn tham gia HĐQT

+ Đồng thời nhắc nhở về ý thức trách nhiệm của các thành viên HĐQT và BKS.

– Việc định ra các mức tiêu chuẩn vật chất tối thiểu đối với các thành viên HĐQT, BKS để rổi từ đó khuyến nghị các doanh nghiệp áp dụng là 1 việc nên làm, cần được bàn luận cụ thể tại Đại hội cổ đông của từng doanh nghiệp để từ đó nâng cao  chất lượng làm việc của HĐQT và BKS.

– Khi được Đại hội cổ đông bầu  vào HĐQT & Ban kiểm soát là 1 niềm vinh dự và đồng thời cũng là 1 trách nhiệm đối với cổ đông, vì vậy VAFI kêu gọi những thành viên HĐQT & BKS đang còn nắm ít cổ phiếu hãy tích cực mua cho đủ và vượt mức tiêu chuẩn vật chất tối thiểu như đã đề cập ở trên

5/ Tất cả các nhà đầu tư ( tổ chức và cá nhân ) cần chủ động tham gia tích cực ( hơn trước rất nhiều ) vào tiến trình quản trị tại từng công ty công chúng :

* Hạn chế của các nhà đầu tư hiện nay :

– Đa phần là Lười đi họp Đại hội cổ đông ;

– Khi tham dự ĐHCĐ thì cũng lười phát biểu ý kiến, tình trạng này cũng xảy ra tại các cổ đông là tổ chức vì ngại va chạm , sợ mất lòng đối với Ban quản lý .

– Các nhà đầu tư cá nhân thường lười tham gia góp ý bằng văn bản

– Ý thức cộng đồng của các nhà đầu tư nói chung là thấp :

+ Nhiều nhà đầu tư bám sàn không quan tâm tới việc tham gia ĐHCĐ vì họ nghĩ rằng họ không đầu tư lâu dài trong 1 doanh nghiệp nhưng họ chưa nghĩ rằng chơi chứng khoán đã ngâm  vào trong máu của họ và rằng để cho cuộc chơi ngày càng hấp dẫn thì môi trường đầu tư cũng như việc quản trị doanh nghiệp phải ngày càng phải tốt lên .

+ Nhiều nhà đầu tư chỉ nói, phê phán doanh nghiệp mà không có những động thái cụ thể như tham dự ĐHCĐ hay gửi ý kiến góp ý cho doanh nghiệp…..

+ Việc hình thành các nhóm cổ đông 10% / vốn điều lệ chưa còn phổ biến.

– Hệ quả :

+ Nhiều phiên họp ĐHCĐ phải hoãn vì không hội đủ 65%/ vốn điều lệ có mặt tại ĐHCĐ ;

+ Những quyết định quan trọng tại ĐHCĐ không được sự phản biên sâu sắc từ các cổ đông, dẫn tới sự lạm dụng hoặc ý muốn chủ quan của HĐQT….

* Để tăng cường cải thiện quản trị doanh nghiệp thì tất cả các nhà đầu tư cần tham gia tích cực hơn nữa,

II/ Những vấn đề cần phải được Luật hoá để bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số :

1/ Trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán có nhiều nội dung về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số. Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các công ty công chúng và là cơ quan hành pháp có chức năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thiểu số , vì vậy đối với những vấn đề tồn tại đã nêu ở trên thì Bộ Tài chính cần ra văn bản pháp quy .

2/ Những vấn đề cụ thể cần được Luật hoá :

2.1/  Việc tăng vốn điều lệ, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, việc xét duyệt các dự án đầu tư, việc lên kế hoạch thưởng tiền mặt cho người lao động  không được biểu quyết bằng thư lấy ý kiến, mà nhất thiết phải được biểu quyết tại Hội nghị  ĐHCĐ và kèm theo các yêu cầu sau :

– Khi biểu quyết từng vấn đề nêu trên, HĐQT phải chuẩn bị tài liệu chi tiết để giải trình trước Hội nghị cổ đông, chấm dứt tình trạng tài liệu giải trình sơ sài mang tính lấy lệ .

– Hàng năm HĐQT cần có 1 bản báo cáo với cổ đông về tiến độ triển khai các dự án đầu tư, tiền huy động được từ việc tăng vốn điều lệ dưới mọi hình thức được sử dụng ra sao, có kết quả hay không, nếu không có kết quả thì những ai phải đứng ra nhận trách nhiệm…..

– HĐQT Có báo cáo đánh giá về việc triển khai chế độ tiền thưởng, cổ phiếu thưởng cho người lao động có đạt được những mục tiêu đề ra hay không, kết quả ra sao…

– Đối với những doanh nghiệp công chúng mà có cổ phần nhà nước nắm đa số ( trên 40% ) thì việc thông qua biểu quyết những vấn đề nêu trên phải đạt tỷ lệ trên 85% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt tại ĐHCĐ

2.2/  Qui định về tiêu chuẩn vật chất đối với thành viên HĐQT và BKS :

– Cần qui định trong Điều lệ công ty công chúng thì phải có điều khoản về tiêu chuẩn vật chất tối thiểu đối với các thành viên HĐQT, BKS ;

– Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty công chúng đảm nhận các chức danh Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát đồng thời làm việc theo chế độ chuyên trách thì phải hội đủ tiêu chuẩn vật chất và ở hệ số 1,3 lần so với thành viên HĐQT & BKS khác .

3/ Trách nhiệm của Tổng công ty Quản lý & Kinh doanh vốn nhà nước và các Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tề nhà nước đang đại diện sở hữu cổ phần nhà nước tại công ty công chúng :

Nên áp dụng ngay những khuyến nghị tại Điểm 2 mục II bằng việc đưa ra những qui định cho người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước. Việc áp dụng này chỉ có lợi cho cổ đông nhà nước mà thôi nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của nhà nước đồng thời tránh sự lạm dụng “ quyền lực của cổ phần nhà nước “ trong việc thông qua những quyết định không mang tính dân chủ .

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133