Đề nghị Uỷ Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước tại Doanh Nghiệp chủ động vào cuộc kiểm tra dự án mở rộng Bến 1 Cảng Quy Nhơn

VAFI có văn bản đầu tiên gửi các  Cơ quan quản lý nhà nước phản ánh những dấu hiệu bất thường trong lập dự toán tổng mức đầu tư Bến số 1 Cảng Qui Nhơn ( trong báo cáo nghiên cứu khả thi do CMB lập ngày 26/2/2020 ) nhưng chưa thấy UB Quản lý vốn nhà nước tại DN phản hồi lại các văn bản của VAFI. Cổ đông CQN, VAFI có trách nhiệm bảo vệ tài sản của cổ đông tư nhân & nhà nước và UBQLV lại càng có trách nhiệm hơn khi nhà nước đang nắm giữ 75%/VĐL tại CQN  và đó cũng là chức năng nhiệm vụ của UB .

Trong vụ việc này, các chức danh chủ chốt tại Cảng QN & HĐQT đều do HĐQT Vinalines bổ nhiệm và có chức danh đang là cán bộ lãnh đạo nòng cốt của Vinalines, cho nên không thể phó thác cho Vinalines giải quyết được vì không khách quan độc lập, vì vậy UBQLV cần chủ động vào cuộc để kiểm tra những dấu hiệu bất thường của DA Bến số 1 CQN. Tổng hợp qua 5 văn bản gửi UBQLV và qua ý kiến chuyên gia, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN

( VAFI ) đề nghị UBQLV tập trung kiểm tra các dấu hiệu bất thường sau :

1/ Kiểm tra dự toán giá cọc ống BTCT D=(70-44)cm 80Mpa :

– Ngày 20/7/2020, CTCP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) đã lên tiếng sau 3 tuần im lặng bằng văn bản số 360/CMB-KH về tổng mức đầu tư dự án nâng cấp Bến 1 CQN, văn bản được đăng tải trên www.quynhonport.vn. Văn bản không phản đối báo giá cọc của Bê tông Minh Đức mà VAFI đưa ra và chỉ nói đơn giá sau thuế 3.215.751 VND/md do CMB dự toán căn cứ vào 1 số báo giá của các công ty tại thời điểm tháng 1/2020, tuy nhiên CMB không đề cập cụ thể là căn cứ vào báo giá của công ty nào ?

– Có những dấu hiệu rất bất thường về báo giá do CMB lập :

+ Giá sau thuế của Minh Đức là 1.925.000 VND/md, thấp hơn CMB 40%, do vậy trị giá  dự toán cung cấp 33.880 tấn cọc sẽ giảm 43,5 tỷ  (từ 108,9 tỷ do CMB lập) ;

+ Từ tháng 1/2020 đến nay, giá thép các loại chỉ giảm khoảng 10% do giá quặng thế giới tăng 20% do ảnh hưởng convid 19 làm nguồn cung giảm tại Braxin, giá ximăng và nhân công giảm không đáng kể. Những nhân tố chính tạo giá cọc không biến động nhiều trong khi theo CMB thì giá cọc thay đổi lớn là 40% ?

– Vì CMB là doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối nên UBQLV cần đề nghị CMB trực tiếp giải trình :

+ Lấy báo giá từ các đơn vị nào ?

+ Kiểm tra các báo giá này có thể hiện là giá thị trường hay không hay là giá đạo diễn  ? Sản xuất cọc BTLT không khó nên trên thị trường có rất nhiều đơn vị làm được loại cọc này, do vậy công tác thẩm tra báo giá là không khó ;

2/ Kiểm tra dự toán giá các loại thép do CMB lập tại thời điểm tháng 1/2020 :

– Nguyên vật liệu để làm cầu tầu thì sắt thép các loại, cọc BTLT chiếm tỷ trọng rất lớn, cho nên cần trực tiếp  kiểm tra trước các nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn;

– Cổ đông là người bỏ tiền quá đắt cho CMB lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng thuyết minh giá vật liệu rất khó hiểu như gộp chung thép các loại hay thép tấm các loại mà không bóc tách chi tiết ra. Cổ đông có hỏi Tư Vấn Đại Dương xem có tài liệu nào chi tiết hơn không để thẩm định thì được trả lời rằng không được cung cấp và không thể thẩm tra dự toán giá thép tại thời điểm tháng 1/2020.

– Xin nhắc lại rằng khi thông tin không được minh bạch thì nhà đầu tư hay bất kỳ ai có quyền nghi ngờ cho dù cách thức lập dự toán là đúng.

– Tuy nhiên có những nghi vấn về dữ liệu giá thép do CMB lập ( 1/2020 ), lấy 1 số ví dụ  :

+ Thép tấm các loại dùng làm mối cọc có giá sau thuế 28.043.638 đ/t trong khi đó giá thị trường thép tấm dầy 10 – 12 khoảng 14 triệu – 15 triệu/tấn, không hiểu yếu tố nào tạo nên đơn giá trên ?

+ Thép các loại dùng để liên kết đầu cọc đổ bê tông tại chỗ có đơn giá sau thuế 23.515.423 vnd/tấn, trong khi giá thị trường các loại thép dài khoảng 13 triệu đ/t, thép hình 14-15 triệu đồng /tấn ?

+ Thép các loại làm BTCT đầu cọc đúc sẵn có đơn giá 19.989.104 đ/t trong khi giá các loại thép dài có đơn giá khoảng 13 triệu đ/tấn .

– Nhân đây cũng xin yêu cầu lại rằng cổ đông công ty CQN là người trả tiền dịch vụ cho CMB chứ không phải TGĐ hay Chủ tịch HĐQT do đó đề nghị CMB minh bạch và giải thích ngay những vấn đề trên, đồng thời cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án cho cổ đông, cho tư vấn thẩm định và cho các cơ quan quản lý nhà nước.

3/ HĐQT Cảng QN đang có lập luận rằng tổng mức đầu tư đang được lập, dự toán không phải là con số cuối cùng cho nên chưa thê xảy ra thất thoát.

Trên thực tế suất đầu tư cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân đang tồn tại tại 1 bộ phận DNNN và DN có cổ phần chi phối của nhà nước. Suất đầu tư cao được đạo diễn ngay từ khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi và chỉ chỉnh sửa chút ít khi có báo cáo thiết kế chi tiết. Rất khó có chuyện thay đổi đột ngột từ thấp lên cao hoặc thay đổi từ cao xuốn thấp trừ khi dự án được kiểm soát nghiêm ngặt , cho nên các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi do CMB lập tại thời điểm tháng 1/2020 để rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý và quan trọng hơn là phải có giải pháp để xóa bỏ tận gốc tỉnh trạng suất đầu tư cao .

Một câu hỏi gửi các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bộ XD – Đây là những bộ có chức năng quản lý nhà nước về vốn & tài sản nhà nước tại DN, quản lý đấu thầu xây dựng rằng Bộ trưởng có biết thực trạng suất đầu tư cao đang tồn tại trong khu vực DNNN và DN có cổ phần chi phối của nhà nước hay không ? Nếu biết thì phải làm gì để xóa bỏ tận gốc tình trạng này ?

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133