Cho ý kiến về Dự thảo Điều lệ

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI ) xin gửi lời chào trân trọng tới Công ty Xây lắp 1 và các Quí cơ quan, và xin trình bày nội dung công văn như sau :

Theo yêu cầu của Hội viên VAFI và cũng là cổ đông của Công ty cổ phần Xây lắp 1 ( đã mua đấu giá cổ phần) đề nghị VAFI cho biết ý kiến về bản Dự thảo Điều lệ của công ty cổ phần Xây lắp 1 – DNNN thực hiện cổ phần hoá. Trên quan điểm tư vấn và bảo vệ lợi ích của Hội viên, của cổ đông trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, VAFI góp ý vào Bản dự thảo Điều lệ như sau :

1/ Do thời gian chuẩn bị Đại hội cổ đông gấp nên VAFI chỉ góp ý những điểm cơ bản trong Dự thảo Điều lệ còn trái pháp luật hiện hành.

2/ Điểm 6b Điều 16 có ghi “ Để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông là CBCNV đã và đang làm việc trong công ty có quá trình công tác đóng góp gắn bó lâu dài với công ty, việc chuyển nhượng cổ phần phải tuân thủ theo qui định trong Luật DN, cố gắng duy trì không làm thay đổi cơ cấu từ 45% trở lên vốn điều lệ của các cổ đông là CBCNV. Việc chuyển nhượng phải chào bán trong CBCNV trong công ty trước, nếu nội bộ công ty không mua mới chào bán ra ngoài. Giá chào bán khi công ty chưa tham gia TTCK được thoả thuận trên cơ sở giá trị thực tế mà cơ quan kiểm toán xác định trên báo cáo kiểm toán kỳ gấn nhất “:

– Theo Điều 51 của Luật Doanh nghiệp, và rất nhiều điều tại Bộ Luật Dân sự qui định cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cổ phần là tài sản của CBCNV, của cổ đông nên họ có toàn quyền định đoạt. Quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền cơ bản là quyền chiếm hữu,quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, cho tặng. Tất cả những quyền này không bị giới hạn bởi bất kỳ qui định nào khác ngăn cản…

– Khi nói “cố gắng duy trì không làm thay đổi cơ cấu từ 45% vốn điều lệ …..” thể hiện sự cố gắng để vi phạm Luật, sai với đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước là cổ phần hoá nhằm thu hút vốn công nghệ, trình độ quản lý ….cho doanh nghiệp. Hơn nữa sự cố gắng này không tạo quyền lợi cho cổ đông là người lao động mà ngược lại sẽ làm cho cổ phiếu không có tính thanh khoản. Qui định này chỉ làm thiệt cho doanh nghiệp , cho người lao động.

–  Có sự áp đặt giá bán cổ phần theo giá sổ sách ? Qui định như vậy không tuân theo qui luật thị trường, qui luật kinh doanh chứng khoán và vô hình trung làm thiệt hại đến lợi ích cổ đông và  lợi ích của CBCNV. Chắc có lẽ Ban Quản lý doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn người lao động được hưởng lợi ích tối đa khi bán cổ phần vì như vậy mới giữ chân và thu hút được nhân tài đến làm việc với công ty.

– Qui định như trên là thể hiện  của cổ phần hoá khép kín, điều này sẽ không tạo nên thương hiệu doanh nghiệp

– VAFI thấy rằng đoạn qui định trên hoàn toàn trái luật và không được phép có trong Điều lệ.

3/ Điều 20 qui định về giới hạn mức mua cổ phần của các cổ đông :Cổ đông pháp nhân không được mua quá 15% vốn điều lệ, cổ đông cá nhân không được mua quá 10% vốn điều lệ . Nội dung này không có căn cứ pháp luật hay nói chính xác là trái pháp luật hiện hành.

4/ Điều 21 qui định “ Cổ đông sở hữu 3% vốn điều lệ trở lên được ứng cử vào HĐQT “, qui định này là bất công đối với cổ đông bên ngoài vì khi đăng ký tham gia đấu giá thì Ban Đổi mới & PTDN chỉ cho đăng ký tối đa mua 1000 cp/ 1 cá nhân ( 1,93% vốn điều lệ ). Khi tham dự đấu giá, nhà đầu tư bên ngoài phải trả giá cao hơn mệnh giá và nghĩ rằng mình sẽ có các quyền cổ đông đầy đủ, tuy nhiên nếu qui định như trên sẽ tước mất quyền của cổ đông bên ngoài và như thế là vi phạm Luật, đồng thời trái với chủ trương của nhà nước là chống cổ phần hoá khép kín. Bất kỳ doanh nghiệp cổ phần hoá nào cũng cần phải có đại diện cổ đông bên ngoài nằm trong Ban Kiểm soát hoặc HĐQT, việc phân bổ các chức danh trong HĐQT, BKS nên theo nguyên tắc cân bằng quyền lực ( theo tỷ trọng vốn với số chức danh).

5/ VAFI đã có văn bản số 47/HHĐTTC ngày 27/5/2004 gửi các cơ quan ban ngành , các doanh nghiệp và nhà đầu tư về vấn đề cần tuân thủ Luật doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông trong CTCP.

6/ Việc soạn thảo Điều lệ là phải theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật hiện hành, nếu các điều khoản của Điều lệ mà ĐHCĐ đã thông qua mà trái pháp luật hiện hành thì các điều khoản đó không có giá trị.

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133