Có ý kiến về văn bản phản hồi của Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Cảng Qui Nhơn

Hiệp hội Các Nhà Đầu Tư Tài chính Việt Nam ( VAFI ) được biết ý kiến phản hồi ( về văn bản phản ánh  VAFI ) của TGĐ CTCP Cảng Qui Nhơn ( CQN ) ngày 8/7/2020 được đăng trên trang Web CQN, về văn bản này VAFI có ý kiến như sau :

1/ Về ý kiến HĐQT CQN thổi phồng thành tích kinh doanh 6 tháng cuối năm 2019 : 

– Bảng dưới đây được lập căn cứ vào số liệu BCTC năm 2018, 2019 và năm 2019 có chia làm 2 giai đoạn : 6 tháng đầu năm do CT Hợp thành quản trị CQN, 6 tháng cuối năm do đại diện Vinalines quản lý ;

– Khấu hao cơ bản trích lập trong năm 2019 giảm so với 2018 là 10,5 tỷ. mức trích 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ 4,1 tỷ, còn 6 tháng cuối năm giảm 6,4 tỷ so với cùng kỳ  ;

–  Lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối 2019 giảm 0,5  tỷ so với cùng kỳ nhưng nếu tính mức trích giảm khấu hao 6,4 tỷ thì lợi nhuận 6 tháng cuối 2019  giảm gần 7 tỷ so với cùng kỳ.

– Doanh thu 6 tháng cuối năm 2019 gần bằng 6 tháng đầu năm 2019 nhưng lợi nhuận trước thuế giảm 12,1 tỷ, nếu tính mức trích khấu hao như Hợp thành thì lợi nhuận 6 tháng cuối năm giảm 14 tỷ .

– Năm 2018 ở thời kỳ Hợp thành quản lý , lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm chỉ chênh 2,5 tỷ chứ không chênh tới 14 tỷ như phân tích ở trên ;

         Quí 1 + Quí 2               Quí 3 + Quí 4
     2019      2018       2019      2018
Doanh thu 405,1 tỷ

 

344,2 tỷ 397,3 tỷ 373,5 tỷ
Lọi nhuận trước thuế  

70,3 tỷ

 

61,2 tỷ

 

58,2 tỷ

 

58,7 tỷ

Khấu hao TSCĐ & BĐSĐT  

26,6 tỷ

 

30,7 tỷ

 

52,1 tỷ

 

62,6 tỷ

 

– Trong các kiến nghị gửi tới HĐQT, cổ đông hay VAFI không đề cập tới chất lượng kiểm toán mà chỉ nêu thực trạng lợi nhuận giảm mạnh so với trước kia, kém 6 tháng cuối năm 2018 trong khi lượng hàng hóa tăng mạnh và doanh thu cũng tăng, vậy thì HĐQT CQN liệu có thành tích quản trị trong 6 tháng cuối năm hay không ?

– Cổ đông đã thắc mắc vấn đề này từ Tháng 2/2020 nhưng không được giải đáp. Nếu HĐQT hiểu luật và thật sự minh bạch thì những vấn đề trên phải được giải thích kỹ càng trong Báo cáo thường niên cũng như báo cáo tổng kết tại Đại hội cổ đông thường niên.

– Văn bản phản hồi của TGĐ CQN chưa giải đáp được những vấn đề nói trên;

2/ Biện minh về việc không niêm yết cổ phiếu CQN trong năm 2019 ;

– Toàn bộ lô cổ phần 75%/VĐL CQN đã được chuyển quyền sở hữu từ CT Hợp Thành sang Vinalines trước ngày ĐHCĐ 29/6/2019 nhưng do còn chờ thủ tục miễn nhiệm các chức danh HĐQT cũ nên tại ĐHCĐ , ông Lê Hồng Thái là chủ tịch HĐQT nên phải giữ vai trò chủ tọa và là người ký Biên bản ĐHCĐ, tuy nhiên tại ĐHCĐ này , Vinalines đã sờ hữu 75%/vđl và biểu quyết bằng số cổ phần này. Nếu Vinalines không nhất trí vấn đề niêm yết thì họ đã bàn thảo trước với ông Lê Hồng Thái hoặc cùng lắm họ phủ quyết tại ĐHCĐ.

– Trong buổi làm việc với Chủ tịch HĐQT CQN tháng 1/2020, Chủ tịch CQN cũng nêu lý do chưa thực hiện niêm yết là do chưa thống nhất và chưa giải quyết xong phần lợi ích đầu tư với Hợp Thành. Cổ đông cho rằng tồn tại này là nhỏ và không thể là lý do để HĐQT CQN không thực hiện nghị quyết ĐHCĐ. Nếu có chuyện tồn tại về việc chưa giải quyết xong hợp đồng với Hợp Thành thì đó chỉ là quan hệ giữa Hợp Thành và Vinalines chứ không phải với toàn thể cổ đông CTCP CQN.

– CTCP CQN hiện nay có gần 900 cổ đông, không thể vin vào lý do hay quan hệ 2 cổ đông chưa xong  mà tước đi quyền lợi của họ do lợi ích niêm yết đem lại;

– Đai hội cổ đông thành lập CQN vào ngày 28/10/2013, nhẽ ra theo đúng Luật thì CQN được niêm yết vào cuối 2014 nhưng cho đến nay đã gần 7 năm rồi CQN vẫn không được niêm yết ? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm này ?

– Rất nhiều cổ đông là người lao động hay nhà đầu tư đã quá chán nản vì doanh nghiệp không được niêm yết , không được minh bạch như Luật Chứng khoán qui định và họ đã bán lại cổ phiếu với giá rẻ mạt ( so với giá được niêm yết ).

– Việc không nhiệt tình thực hiện niêm yết đã làm giảm lòng tin của giới đầu tư vào tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết tại các đơn vị thành viên Vinalines, vậy đó là thiệt hại hay lợi thế cho Vinalines , cho nhà nước ?

3/ Biện minh về tổng mức đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Bến số 1 CQN :

– Đơn vị Tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho biết họ chưa có ý kiến phần tính tổng mức đầu tư dự án mà đã yêu cầu nhà thầu tư vấn CMB cập nhập số liệu thực tế để dự toán ;

– Văn bản của TGĐ CQN có đưa ra các con số dự toán vài công trình xây dựng cảng biển đê nói rằng suất đầu tư dự toán cho Bến 1 là không cao, và cho rằng họ luôn tuân thủ các qui định nhà nước ?

– HĐQT CQN, HĐQT Vinalines hãy giải thích con số thực tế về tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Cảng VIP port chỉ có 392 tỷ, với khối lượng xây dựng thực tế rất nhiều so với dự án Cải tạo Bến 1 CQN là 497 tỷ ?

– CMB hay bất kỳ đơn vị tư vấn nào không phải giỏi trong lĩnh vực là nhà thầu xây dựng, nếu có khả năng họ đã chuyển sang làm nhà thầu xây dựng rồi cho nên những con số họ dự toán ( kể cả trung thực ) không bao giờ đúng với thực tế. Cổ đông đã yêu cầu CMB cung cấp vài gói trúng thầu tại VIP Port ( CMB có được làm vài gói nhỏ ) thì thấy rằng giá trúng thầu thực tế giảm từ 35%- 20% do CMB lập. Với những đơn vị kinh doanh hiệu quả và minh bạch thì họ không chú trọng tới con số dự toán do CMB lập  mà họ có nhiều cách , nhiều phương pháp để giá thắng thầu thấp nhất nhưng đối với DNNN, doanh nghiệp quản trị chưa tốt thì ngược lại, nếu không chặt chẽ trong tổ chức đấu thầu thì cổ đông dễ dàng bị rút ruột .

– Cổ đông đã yêu cầu HĐQT CQN và CMB phải :

+ Đưa các số liệu về giá cả nguyên vật liệu thực tế tại thời điểm lập báo cáo chứ không dựa vào các bảng giá của địa phương từ nhiều năm trước đó ;

+ Phải thu thập số liệu thắng thầu thực tế ( không phải số dự toán ) tại các công trình xây dựng cầu tầu , cảng biển của các đơn vị tư nhân kinh doanh hiệu quả như Hòa Phát, Gemadept, Viconship, Cảng Nghi Sơn… để làm cơ sở xây dựng tương đối về giá dự toán ;

+ Phải phân tích về tình hình giá cả nguyên vật liệu, tình hình thị trường đấu thầu để làm cơ sở xây dựng giá thầu ;

– Chẳng nhẽ những đề nghị trên của cổ đông là vô bổ, là không có tác dụng bảo vệ tài sản của nhà nước và của cổ đông ?

– Chúng tôi không muốn tranh luận với HĐQT CQN nữa mà muốn hỏi Chủ tịch và TGĐ Vinalines rằng những đề nghị như trên có hợp lý hay không ? Có giúp cho công tác phòng chống tham nhũng hay không . Tất nhiên rằng 100% họ sẽ trả lời rằng những đề nghị như vây là chính đáng và rất thiết thực .

 

4/ Cổ đông CQN có quyền đấu tranh để bảo vệ lợi ích hợp pháp mà pháp luật qui định, họ không phải là “ người ngoài “ đi vu khống doanh nghiệp. Họ thật sự là những người chủ doanh nghiệp, họ bỏ những đồng vốn mồ hôi nước mắt của họ ra thì cớ gì họ làm hại doanh nghiệp của mình ? Có ai trong HĐQT CQN là cổ đông đích thực của CQN không ? TGĐ, Chủ tịch HĐQT CQN có bao nhiêu cổ phần ? Những đấu tranh, phản ánh, kiến nghị của cổ đông  chỉ là với HĐQT chứ không phải với doanh nghiệp mà họ đang làm chủ sờ hữu.

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133