Xin gửi tới Bộ Công thương những căn cứ pháp lý cần thiết để khẳng định rằng ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Sabeco , Ông Võ Thanh Hà cũng không đủ tư cách thành viên HĐQT Sabeco:
1/ Việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải mang tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng 2005 :
– Nhiều người từng đặt câu hỏi VQH về Cục XTTM để làm gì ? Chắc chắn rằng không phải vì yêu thích công việc xúc tiến thương mại, hay vì muốn tiến thân theo con đường thuần túy là công chức nhà nước, bởi vì ông VQH chỉ ở Cục XTTM có 1 năm rồi đi về Sabeco ;
– Trong thời gian ngắn ngủi ở Cục XTTM với vai trò là Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, VQH còn được ưu ái bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Tổng Công ty thuốc lá VN ( Vinataba ) . Việc bổ nhiệm này hoàn toàn phi lý, sai Luật và cũng mang tính vụ lợi :
+ Luật Công chức nhà nước qui định điều kiện để làm thành viên BKS tại DNNN, người đó phải là công chức nhà nước, tuy nhiên VQH nói với Báo Tuổi trẻ rằng khi được tuyển dụng về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu là không theo cơ chế tuyển dụng ngạch công chức nhà nước ? Như vậy có thể ở thời điểm VQH về Cục XTTM vẫn chưa phải là công chức nhà nước ?
+ Theo Điểm 1e Điều 3 qui định về tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của (Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 qui định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH 1 TV di nhà nước làm chủ sở hữu ) thì :
> Việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ qui định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật ;
+ Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định: “ Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ , mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác” . Ông VHH là BT, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm VQH là không đúng Luật ;
+ Bổ nhiệm VQH làm KSV tại Vinataba để làm gì ? VQH có xứng đáng được bổ nhiệm không ? Có phải là vì mục tiêu quản lý vốn nhà nước cho Bộ không ? Rõ ràng là không vì chỉ sau 1 năm ở Cục XTTM, VQH lại nhảy về Sabeco ?
+ Thông thường khi người ta chọn người làm KSV ở Bộ để thực hiện giám sát vốn nhà nước người ta thường lấy người ở các Vụ, Cục có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại DNNN đó, tức là kiểm soát viên phải lấy từ Vụ Tài chính, Vu Tổ chức hay Vụ quản lý ngành chứ người ta không lấy người ở Cục , Vụ khác không có nhiệm vụ quản lý vốn tại doanh nghiệp đó . Và Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu không có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại Vinataba .
+ Để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải có nhiều kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước và để đạt được trình độ đó nhanh nhất phải mất 3 năm , bởi vì người KSV phải cập nhập kiến thức và chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính kế toán, luật doanh nghiệp, bất động sản, xây dựng, chế độ chính sách về tiền lương….Với trường hợp bổ nhiệm VQH tin rằng xuất phát điểm là ít có kiến thức quản lý nhà nước về những nội dung nêu trên .
– Từ phân tích trên để khẳng định rằng VQH không đủ tư cách làm Kiểm soát viên tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng . Việc bổ nhiệm chức PVT cho VQH cũng là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm .
– Trong vòng 1 năm, VQH có đóng góp gì cho Cục XTTM hay không ? Không thể có đóng góp gì dù là người có năng lực, vì sao :
+ Vì phải mất nhiều thời gian tìm hiểu công việc mới ;
+ Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các khóa học về hành chính công, quản lý nhà nước, các khóa tập huấn về chính trị…
– Cho nên có thể khẳng định thêm rằng VQH về Cục không phải là cống hiến sức lực của tuổi trẻ mà chỉ là tạo ra 1 lý lịch đẹp để có căn cứ trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương và từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco; Nếu điều chuyển thẳng VQH từ TGĐ PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công, cho nên hành vi điều động VQH về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin VQH mang đậm tính chất vụ lợi ;
– Luật Phòng Chống Tham Nhũng năm 2005 đã qui định “ nghiêm cấm hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì vụ lợi” ( Tại Điểm 1 Điều 10 và tại Điểm 5 Điều 3 ) ;
2/ Quyết định điều động cán bộ , công chức số 1288/QĐ-BCT ngày 4/2/2015 là trái Luật và không có giá trị pháp lý :
– VQH có nói với Báo Tuổi trẻ rằng ông ta là người đi làm thuê cho Sabeco và không phải là người của BCT cử về để quản lý vốn nhà nước nhưng tại sao Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa lại ký quyết định trên ? QĐ này làm cho nhiều người hiểu rằng ông Hải là người của BCT,
– Nếu VQH đi làm thuê cho Sabeco thì để tránh chuyện lạm quyền , vụ lợi, VQH chỉ cần chấm dứt hợp đồng với Cục XTTM và đến Sabeco làm thủ tục phỏng vấn thi tuyển chứ đâu cần QĐ điều động cán bộ của BCT ?
– Một góc nhìn khác là để quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, Bộ ra quyết định cử người đại diện ủy quyền và có công văn giới thiệu người đó ra ĐHCĐ để ứng cử nhưng Bộ không thể ra Quyết định hay văn bản nào để giới thiệu 1 người không có nghĩa vụ quản lý vốn nhà nước ra ứng cử tại ĐHCĐ được. Ngay cả Chủ tịch HĐQT hay cả HĐQT cũng không thể có văn bản đề cử 1 người nào đó ra ứng cử HĐQT được. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 thì HĐQT chỉ có quyền giới thiệu thêm ứng viên ứng cử vào HĐQT nếu số ứng cử viên còn thiếu so với số lượng thành viên HĐQT cần phải bầu .
– Theo Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 và Điều lệ Sabeco, chỉ có cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mới có quyền Đề cử người của mình tham gia ứng cử vào HĐQT. VQH không thể tự ra ứng cử được và thực tế lãnh đạo BCT giới thiệu. Theo Luật hiện hành , Ông Vũ Huy Hoàng là đại diện cổ phần nhà nước tại Sabeco, ông Phan Đăng Tuất là Đại diện được ủy quyền, còn Bà Thoa ký văn bản là ký thay cho ông VHH , cho nên không thể có chuyện Bố đề cử cho con tham gia ứng cử vào HĐQT và nếu không có ai giới thiệu thì VQH không thể có tư cách là thành viên HĐQT được;
– QĐ 1288/QĐ-BCT đã làm cơ sở cho HĐQT Sabeco bổ nhiệm VQH làm Thành viên HĐQT và PTGĐ Sabeco, tuy nhiên qua phân tích thì thấy rằng QĐ 1288 hoàn toàn trái luật và không có giá trị pháp lý, để từ đó khẳng định rằng VQH không đủ điều kiện để làm PTGĐ Sabeco và thành viên HĐQT ;
3/ Bổ nhiệm VQH là trái Luật Doanh nghiệp 2005
– Điểm 2 Điều 110 qui định “ Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ ;
– Theo Điểm 2 Điều 116 và Điểm 2 Điều 57 qui định về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc TGĐ “ Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc TGĐ không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ , mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em, ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ” .
– Người quản lý công ty mẹ ở đây là ông Vũ Huy Hoàng. Điều này thể hiện rõ khi xem QĐ 10298/QĐ-BCT ngày 28/9/2015 do ông Vũ Huy Hoàng ký trực tiếp ủy quyền cho ông Võ Thanh Hà làm đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco và công văn 9958/BCT-TTCB ngày 28/9/2015 cũng do ông Vũ Huy Hoàng ký trực tiếp gửi đại hội cổ đông về đề cử ông Võ Thanh Hà tham gia Hội đồng quản trị Sabeco.
– Theo các văn bản về quản lý vốn nhà nước và Quy chế tạm thời về người đại diện phần vốn nhà nước do Bộ Công thương ban hành thì việc bổ nhiệm mọi chức danh chủ chốt của Sabeco như Tổng GĐ, PTGĐ, kế toán trưởng…thì HĐQT Sabeco phải trình để người quản lý công ty mẹ phê chuẩn . Điều này cũng thề hiện rõ khi ông Phan Đăng Tuất , nguyên Chủ tịch Sabeco trả lời báo giới .
4/ Ông Võ Thanh Hà & Vũ Quang Hải đang ở nhầm chức danh Chủ tịch và thành viên HĐQT Sabeco hay chưa bao giờ là thành viên HĐQT Sabeco :
– Luật Doanh nghiệp 2005 ( áp dụng cho việc bầu ông VQH ) và Luật Doanh nghiệp 2014 ( áp dụng cho việc bầu ông Võ Thanh Hà ) đã nhấn mạnh 7 vấn đề quan trọng nhất của quản trị doanh nghiệp phải được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chứ không dùng hình thức biểu quyết qua việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trừ khi Điều lệ doanh nghiệp không qui định khác
– Việc bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát phải được biểu quyết tại Đại hội cổ đông và không được dùng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để bầu thành viên HĐQT . ( trích dẫn Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 ) và Điều 143 luật doanh nghiệp 2014 ) .
– Cả hai trường hợp bầu ông Võ Thanh Hà và VQH đều theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và như vậy là hoàn toàn sai Luật .
– Việc bầu bổ sung thành viên HĐQT hay BKS không thể tiến hành theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản , vì nó không đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và mất rất nhiều thời gian cho nên Luật đã qui định phải bầu trực tiếp tại Đại hội cổ đông, trong trường hợp thiếu thành viên HĐQT thì Luật cho phép HĐQT được lựa chọn ứng viên thay thế làm thành viên HĐQT tạm thời và ứng viên này phải được bầu công khai tại ĐHCĐ gần nhất. Các Điều lệ của Sabeco cũng qui định các nội dung này như Luật Doanh nghiệp, không có qui định khác gì .
– Đây là 1 điều vô cùng kỳ lạ từ trước tới nay đã xảy ra tại Sabeco
– Việc bầu bổ sung thành viên HĐQT không theo thể thức mà Luật Doanh nghiệp để ra thì sẽ không có giá trị pháp lý, cho nên ông Vỗ Thanh Hà và Vũ Quang Hải không thể trở thành thành viên HĐQT được ;
– Đây là 1 điều vô cùng kỳ lạ từ trước tới nay đã xảy ra tại Sabeco ;
– UBCKNN là cơ quan gác cửa thị trường chứng khoán, cần nhanh chóng vào cuộc đề kiểm tra việc thực thi Luật Doanh nghiệp trong việc bầu cử thành viên HĐQT của Sabeco ./.