Xác định nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cần đúc kết từ cuộc khủng hoảng TTCK vừa qua

Sau đợt tụt dốc liên tục kéo dài của thị trường chứng khoán vừa qua ( Đợt xuống  lần thứ hai ), có lẽ chưa có 1 báo cáo chính thức nào từ cơ quan quản lý nhằm đánh giá những nguyên nhân trực tiếp , gián tiếp để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu xắc và từ cơ sở để hoạch định các giải pháp phát triển bền vững TTCKVN. Nhân dịp UBCKNN đang soạn thảo Đề án phát triển TTCK một cách bền vững, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam ( VAFI ) đưa ra báo cáo tổng kết sau đây :

I/ Xác định những nguyên nhân cơ bản làm cho TTCK bị khủng hoảng :

1/ Nguyên nhân trực tiếp :

– Lạm phát đột ngột tăng cao từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008 dẫn tới sựu cần thiết khách quan phải có 1 chính sách thắt chặt tiền tệ . Chính sách này đã tác động mạnh tới TTCK và thị trường bất động sản. Trước kia, chính sách tín dụng cho nhà đầu tư cá nhân vay vốn để đầu tư vào  2 thị trường còn lỏng lẻo, dẫn tới 1 hiện tượng đầu cơ khá lớn. Việc ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ là tác nhân trực tiếp   làm cho TTCK đi xuống.

– Tuy nhiên, nếu như TTCK được quản lý tốt thì thị trường không thể giảm tới mức 70% được.

– Chính sách thắt chặt tiền tệ được ra đời trong bối cảnh kinh tế VN có nhiều điều kiện tăng trưởng hơn bao gìơ hết, nội lực của hệ thống doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng đã mạnh hơn rất nhiều so với trước kia. Nếu như không có các nguyên nhân khác thì chỉ số VN INDEX chỉ giảm không quá 40%.

2/ Những nguyên nhân sâu xa:  

2.1.Nhà đầu tư tổ chức & cá nhân trong nước đổ xô đi vay tiền từ ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính và hiện tượng này đã trở thành phong trào :

– Từ hiện tuợng đi vay đã trở thành phong trào đi vay, hầu như đa phần các nhà đầu tư đều muốn có nhiều tín dụng để gia tăng đầu tư.

– Sự cạnh tranh để giành giật khách hàng nhằm gia tăng tín dụng cho vay từ các tổ chức tài chính đã dẫn tới nhiều biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, không an toàn, không theo đúng qui định của pháp luật như :

+ Giá trị  tài sản thế chấp là cổ phiếu được định giá cao ;

+ Thiếu sự chọn lọc đối với nhiều loại cổ phiếu được cầm cố ;

+ Việc cho vay đã được biến hoá dưới nhiều hình thức như mua khống T+3, giao dịch ký quỹ, ửy thác đầu tư, repo cổ phiếu….

– Chỉ thị 03 của NHNN ra đời là 1 chủ trương đúng nhưng không được sự ủng hộ của nhiều công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại. Một số tổ chức tài chính đã lách chỉ thị 03 dưới các hình thức :

+ Gia tăng việc cho vay bất động sản để nhằm tăng tín dụng cho vay chứng khoán ;

+ Chuyển các khoản nợ cho vay từ nhà đầu tư với ngân hàng thuơng mại về các công ty chứng khoán con. Giữa công ty chứng khoán con với Ngân hàng mẹ thực hiện các hợp đồng repo cổ phiếu nhằm lách chỉ thị 03. Việc ban hành chỉ thị 03 có lẽ không làm giảm dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán.

+ Các đơn vị của NHNN ( chi nhánh tại các địa phương ) không giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay từ các NHTM và điều ngạc nhiên là không có 1 báo cáo nào phát hiện ra những hiện tuợng lách Luật này.

– Khi mà việc đi vay tiền để đầu tư chứng khoán đã phát triển thành phong trào thì quà là 1 việc rất nguy hiểm  vì 1 loại “rủi ro hệ thống “ đã được hình thành và phát triển nhanh : Nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm cũng lao vào việc đi vay tiền mà không hề ý thức được các rủi ro nguy hiểm .

– UBCKNN và các Trưng tâm giao dịch chứng khoán không hề có 1 cảnh báo nào về phong trào đi vay tiền để đầu tư chứng khoán. Nhiều hình thức cho vay từ các công ty chứng khoán sai với phát luật hiện hành nhưng UBCKNN không phát hiện ra trong khi đó thì nhà đầu tư nào cũng biết các hình thức cho vay. Khi chỉ thị 03 ra đời thì UBCKNN cũng không ủng hộ chủ trương này và đã đứng về lập trường của 1 số công ty chứng khoán để kiến nghị nới rộng hạn mức cho vay.

– Phong trào đi vay đã nhanh chóng tạo cầu ảo cực lớn, tạo những giao dịch mua bán chứng khoán cực kỳ ngắn hạn bằng vốn đi vay. Luớt sóng bằng vốn đi vay cực kỳ nguy hiểm so với vốn tự có.

– Hậu quả của phong trào đi vay là làm cho TTCK “mất hết khả năng đề kháng “ và khi có biến động vỹ mô hay 1 tác nhân nào đó thì sẽ hình thành liên tiếp những đợt bán tháo cổ phiếu. Thị trường đi xuống, giá trị cổ phiếu giảm về hoặc vượt giá trị thế chấp sẽ lại tiếp tục tạo những nguồn cung cổ phiếu rẻ mạt. Rất nhiều nhà đầu tư ( kể cả VIP ) đang từ địa vị “ khách hàng được săn đón “ bỗng nhiên trở thành những đối tượng nợ bất đắc dĩ và họ luôn bị NHTM, CT chứng khoán thúc ép đòi nợ.

– Từ hiện tượng đi vay phát triển thành phong trào đi vay, sau đó phát triển thành phong trào bán tháo cổ phiếu và tiếp nối là phong trào đòi nợ. Các phòng dịch vụ tài chính của các TCTC bỗng nhiên trở thành các phòng đòi nợ.

– Đây là 1 bài học xương máu cần phải sớm rút kinh nghiệm, bởi vì nó huỷ hoại việc đầu tư dài hạn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của những nguời không đi vay tiền hay là đầu tư bài bản.

2.2. Không kiểm soát được phong trào phát hành cổ phiếu bừa bãi :

– Các đơn vị thuộc UBCKNN đã từng có những báo cáo thành tích là phải làm việc ngoài giờ quá nhiều vì cấp phép quá nhiều, ai cũng say sưa công việc cấp phép nhưng không có ai chú ý đến mảng hoạt động giám sát thị truờng hay là phải tự hỏi rằng việc cấp phép quá nhiều có làm cho thị trường được tốt lên không, hay có làm tăng hiệu quả của quản lý nhà nước lên không ?

– Nguồn cung cổ phiếu quá nhiều . Nếu có cơ chế kiểm soát tốt thì sẽ loại bỏ được 1/2 nguồn cung cổ phiếu kém chất lượng để  đảm bảo những đợt phát hành ra công chúng là có chất lượng.

– Nguồn cung cổ phiếu ra thị trường nhiều, lại không có chất lượng đã làm cho thị trường chẳng những bị bội thực mà còn làm cho nhà đầu tư bị mất niềm tin.

2.3. Cấp phép quá nhiều công ty chứng khoán thành lập mới mà rất nhiều giấy phép không nói lên được chất luợng của các tổ chức mới ra đời :

– Phong trào thành lập các công ty chứng khoán mới đã làm đảo lộn nhân sự tại các công ty chứng khoán cũ và trên thực tế là làm yếu đi chất luợng hoạt động của các CTCK.

– Nhiều công ty chứng khoán mới ra đời không có nhân sự cơ bản nên không có những dịch vụ cốt lõi như dịch vụ tư vấn tài chính, dẫn tới chỉ làm những việc dễ làm như đẩy mạnh các hình thức cho vay….

2.4. Các đơn vị thuộc UBCKNN chỉ lo những công việc cấp phép mà không lo tới những hoạt động cơ bản như hoặch định chính sách, cải cách thủ tục hành chính hay giám sát thị trường :

– UBCKNN là đơn vị tồn tại nhiều loại giấy phép nhất trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

– Có nhiều loại giấy phép không có trong Luật nhưng trên thực tế vẫn phải có thì doanh nghiệp mới được phép làm. Ví dụ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, theo qui định hiện hành thì doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ để báo cáo UBCKNN, còn những công việc cụ thể thì thuộc trách nhiệm của các trung tâm GDCK, trung tâm lưu ký nhưng trên thực tế thì các doanh nghiệp vẫn phải chờ ý kiến từ UBCKNN trả lời với 1 loại “ giấy phép con có tên gọi là giấy phép không phản đối “. Tại sao SSC lại làm tranh công việc của TTGDCK ?

– Theo thông lệ quốc tế thì việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đuợc tiến hành với những thủ tục rất đơn giản với Sở GDCK, đơn giản tới mức doanh nghiệp không cần phải có đơn vị tư vấn làm thủ tục nhưng thực tế ở ta 100% trường hợp thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, doanh ngiệp đều phải nhờ cậy tới công ty chứng khoán đóng vai trò chạy thủ tục, kết quả là nhà đầu tư ( những người sở hữu doanh nghiệp ) bị mất quá nhiều chi phí……

– Hiệu quả của những loại giấy phép đang tồn tại ra sao ?

+ Cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán mới không đảm bảo chất lượng tốt của nhiều tổ chức ra đời, tuy nhiên tình trạng hoạt động của các CTCK hiện nay là vừa thừa vừa thiếu, vậy cấp giấy phép để làm gì ? Có đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK hay không ? Không cấp phép nữa sẽ mở con đường rút lui tốt đẹp của nhiều CTCK và từ đó chất lượng dịch vụ được nâng lên.

+ Cấp phép phát hành cổ phiếu ra công chúng không đảm bảo nguồn cung cổ phiếu có chất luợng tới công chúng đầu tư. Nhà đầu tư vẫn bị lừa, bị lỗ vì những nguồn cung kém chất luợng mà UBCKNN không thể kiểm soát được và không có công cụ hay phương tiện để kiểm soát ( theo qui định hiện hành) , vì vậy việc thẩm định hồ sơ để cấp phép từ 3- 6 tháng là hoàn toàn vô nghĩa, thực tế này phải cải tổ chính sách  phát hành cổ phiếu ra công chúng.

2.5. Vai trò quản lý thị trường của các Trung tâm GDCK, Sở GDCK còn kém:

– Từ ngày TTGDCK HCM chuyển thành Sở GD thì chưa thấy sự thay đổi về chất, vẫn là 1 cơ quan hành chính sự nghiệp có thu chứ không tuân theo mô hình quản trị đặc biệt của 1 doanh nghiệp đặc biệt như trên thế giới.

– TTGDCK Hà Nội cũng thế, điều kỳ lạ là người ta chưa từng thấy Trung tâm này ra 1 quyết định xử phạt nào, có lẽ chợ này vận hành rất hoàn hảo ?

– Các chợ chứng khoán của ta hiện nay có thể được ví von như chợ ngoài trời , chưa trở thành siêu thị được. Trong chợ trời còn tình trạng có hàng kém chất lượng không tương xứng với giá cả, một số nhân viên quản lý chợ còn tiêu cực và còn tồn tại cơ chế xin cho. Cần phải phấn đấu đưa các chợ này thành siêu thị theo đúng nghĩa của nó.

II/ Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp phát triển bền vững:

1/ Đề nghị NHNN cần tiếp tục có chính sách hạn chế và tiến tới chấm dứt việc cho vay vốn dưới nhiều hình thức trong nghiệp vụ đầu tư chứng khoán . Đề ra lộ trình giảm dần dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán. Có thể lấy mốc 30/12/2008, dư nợ cho vay ĐTCK chỉ chiếm 10%/ VĐL của 1 ngân hàng và tới thời điểm 30/9/2009 kết thúc dư nợ. Tuy nhiên một số dịch vụ lành mạnh cho sự phát triển của thị trường cũng như tạo thuận lợi cho nhà đầu tư thì cần được giữ nguyên như :

– Cho phép cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền đầu tư chứng khoán : Trong nhiều tình huống nhà đầu tư không thể biết được rằng có mua đuợc chứng khoán hay không tại 1 thời điểm nào đó, vì vậy việc cầm cố sổ tiết kiệm sẽ đảm bảo thế chủ động cho NĐT, hình thức này không ảnh hưởng tới TTCK cũng như gây rủi ro cho NĐT.

– Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán : dịch vụ này đảm bảo tiền về nhanh tài khoản NĐT mà về bản chất thì không phải là vay nợ;

– Cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua xong cổ phiếu mới chuyển đổi sang tiền VND, trên cơ sở số dư ngoại tệ .

2/ UBCKNN chỉ đạo kiên quyết việc thực hiện tách bạch tài khoản của nhà đầu tư ra khỏi tài khoản của công ty chứng khoán với mốc thời gian là 1/10/2008 như đã công bố. Nếu chậm trễ thực hiện thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về SSC.

Việc này có ý nghĩa  :

– Chấm dứt hoàn toàn việc CTCK chiếm dụng và sử dụng tiền nhà đầu sai mục đích thậm chí không hợp luật như thực hiện giao dịch repo, giao dịch ký quỹ hay mua khống T+3 …..;

– Chấm dứt hoàn toàn những giao dịch lướt sóng băng vốn chiếm dụng của NDT

– Bảo đảm an toàn tiền gửi của NĐT trong trường hợp gặp CTCK non yếu về nghiệp vụ lâm vào tình trạng gỉai thể phá sản.

3/ UBCKNN đề xuất với Chính phủ qui định về bắt buộc bảo lãnh phát hành ra công chúng trong mọi trường hợp nhằm đảm bảo nguồn cung cổ phiếu hợp lý và có chất lượng cho TTCK

4/ UBCKNN phải tiến hành đánh giá lại hệ thống giấy phép hiện nay theo hướng :

+ Cắt bỏ 70% lượng giấy phép thừa

+ Kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý cho các TTGD, Sở GDCK

+ Tập trung 80%nhân lực và quỹ thời gian của CBCNV thuộc SSC vào công tác giám sát thị trường và hoạch định chính sách.

5/ Nhanh chóng tiến hành việc cổ phần hoá các TTGDK theo hướng sát nhập, lựa chọn sở GDCK nước ngoài cộng với các nhà đầu tư tài chính. Tránh sự can thiệp hành chính hàng ngày vào công việc của các Sở GDCK.

 

File Đính Kèm

Tin Liên Quan

024 3972 8133