Vụ Chính sách -Tổng cục Thuế đang tổ chức lấy ý kiến để góp ý vào “ Dự thảo Sửa đổi , bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại VN “, vì vậy Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) xin có ý kiến như sau :
1/ VAFI xin gửi bản góp ý từ Ngân hàng HSBC :
– Bản góp ý chi tiết có đính kèm , sau đây xin trích những góp ý cơ bản :
Nội dung | Quy định hiện hành
TT 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 |
Dự thảo sửa đổi |
Thuế lợi nhuận trái tức (không bao gồm các loại trái phiếu được miễn thuế) | 0.1% (trên vốn trái phiếu + lãi nhận được ) | 10% của lãi nhận được |
Thuế lợi nhuận từ chứng chỉ tiền gửi | 0.1% (trên vốn chứng chỉ tiền gửi + lãi nhận được ) | 10% của lãi nhận được |
Thuế chuyển giao chứng chỉ tiền gửi | Các quy định hiện hành chưa có quy định về vấn đề này | 0.1% số tiền nhận được từ khoản chuyển giao |
2/ Nhận xét của VAFI :
– Có lẽ phần nội dung sửa đổi trên chưa tham khảo Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 do Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính chắp bút, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng & thuế TNDN trong lĩnh vực chứng khoán, cho nên đã dẫn tới việc không thống nhất trong phương pháp tính thuế đối với thu nhập từ lãi trái phiếu, lãi chứng chỉ tiền gửi ;
– Nếu căn cứ theo Dự thảo sửa đổi Thông tư 134, thuế TNDN với thu nhập từ các khoản lãi trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi sẽ tăng lên khoảng 9 lần :
+ Chẳng hạn 1 nhà đầu tư nước ngoài mua 1000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ theo giá bằng mệnh giá phát hành với lãi suất hàng năm nhận được là 10%, tương ứng khoản lãi trước thuế là 100 tỷ ;
+ Theo qui định hiện hành ( TT 72 ), số thuế phải nộp là :
(1000 tỷ + 100 tỷ) x 0,1% = 1,1 tỷ đồng ;
+ Theo Dự thảo sửa đổi thông tư 134 , số thuế TNDN phải nộp là :
100 tỷ x 10% = 10 tỷ
– Nếu qui định như trên được ban hành thì sẽ tác động ra sao đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã mua và đang nắm giữ các loại trái phiếu của VN ;
+ Khi nhà ĐTNN ra quyết định mua trái phiếu, họ phải tính toán mọi chi phí, trong đó có những chi phí cố định như thuế TNDN điều chỉnh hoạt động kinh doanh trái phiếu để tính toán giá mua hợp lý, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên thì nhà phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp buộc phải tăng lãi suất huy động lên ;
+ Với thị trường trái phiếu, lượng trái phiếu chính phủ do Bộ Tài chính phát hành chiếm khoảng 90%, nếu sửa đổi như trên được ban hành thì vô tình BTC lại điều tiết lại thu nhập của những người mua trái phiếu và không như cam kết ban đầu ;
+ Nếu qui định như trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 134 được ban hành thì vô tình sẽ làm mất lòng tin đối với các nhà đầu tư trái phiếu nói chung, càng làm cho thị trường trái phiếu kém phát triển .
3/ Về thị trường trái phiếu VN
– Khi Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 ra đời và lần đầu tiên qui định cụ thể phương pháp tính thuế TNDN về kinh doanh trái phiếu cho NĐTNN, TT 72 lại ra đời trong bối cảnh VN mới gia nhập WTO và nền kinh tế liên tục tăng trưởng trong những năm trước đó thì ngay lập tức mở những dòng vốn FII vào thị trường trái phiếu, từ Quí 4/2006 đến Quí 1/2008, ước tính thu hút được 5 tỷ đô la từ các NĐTNN đổ vào TTTP ;
– Lạm phát cao diễn ra năm 2008, cộng với tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới làm cho thị trường trái phiếu nước ta liên tục tụt dốc đi xuống. Nhiều nhà ĐTNN vì nhiều lý do khác nhau đã cắt lỗ bán trái phiếu chính phủ để rút khỏi VN, số vốn rút ra khoảng 3 tỷ USD ( so với mệnh giá ban đầu ).
– Trong mấy năm qua, có lẽ hơn 98% NĐTNN kinh doanh trái phiếu tại thị trường VN bị thua lỗ :
+ Sự biến động của tỷ giá, VND liên tục yếu đi khoảng 30% đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài bị thua lỗ vì tỷ giá ;
+ Lạm phát cao, thâm hụt thương mại là những mối lo ngại cho NĐTNN, hiện giá trị giao dịch của TPCP được phát hành cách đây vài năm đã giảm từ 15%- 20%. Ví dụ cách đây 3 năm, NĐTNN bỏ ra 1000 tỷ mua trái phiếu, nay giá trị lô trái phiếu này chỉ còn 850 tỷ đồng.
– Trong bối cảnh hiện nay, thị trường trái phiếu cực kỳ ảm đạm ; Kho bạc nhà nước khó huy động vốn từ kênh phát hành TPCP, mặc dù kỳ hạn ngắn và lãi trái phiếu đã được nâng lên trên 12%/ năm.
– Hệ thống ngân hàng thương mại khó huy động được vốn qua hình thức phát hành trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi, phải huy động theo hình thức huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn.
– Từ những phân tích trên để thấy rằng chúng ta phải tạo nhiều giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu và chúng ta không để cho NĐTNN mất lòng tin vì phải chịu đựng những rủi ro về thay đổi chính sách. Chính sách thuế về kinh doanh trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…. còn phải thay đổi nhiều cho phù hợp với thông lệ thế giới và hoàn cảnh thực tế tại VN .
4/ Góp ý cụ thể của VAFI :
– Để tránh chồng chéo trong công tác hoạch định chính sách thuế về kinh doanh chứng khoán thì mảng này nên để Vụ Chính sách Thuế tiếp tục hoạch định, sửa đổi và hoạn thiện cơ chế chính sách.
– Hệ thống lại tất cả nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế chia thành 2 mảng :
+ Thuế kinh doanh chứng khoán ( Capital gain tax ) ;
+ Thuế với các sản phẩm tài chính vốn ;